Sáu bài học về công tác tổ chức, cán bộ (*)

LTS - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915-1/7/2015), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Văn Linh với cách mạng miền nam, với Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, TP Hồ Chí Minh” vào ngày 22/6 vừa qua. Tại hội thảo, đồng chí Võ Tiến Sĩ, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh có bài tham luận: “Những bài học rút ra từ quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong công tác tổ chức, cán bộ ở TP Hồ Chí Minh”. Chúng tôi xin trích giới thiệu tham luận này.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp gỡ và nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của TP Hồ Chí Minh (tuổi dưới 50) vào ngày 12/5/1990.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh gặp gỡ và nói chuyện với các cán bộ chủ chốt của TP Hồ Chí Minh (tuổi dưới 50) vào ngày 12/5/1990.

(…) Những kinh nghiệm thực tiễn vô cùng phong phú của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong công tác xây dựng Đảng đã để lại cho Đảng bộ TP Hồ Chí Minh nhiều bài học sinh động, quý báu, mang giá trị thực tiễn cao, nhất là trong công tác tổ chức, cán bộ được vận dụng thành công vào điều kiện thực tiễn của thành phố.

Trước hết, các cấp ủy phải nhận thức sâu sắc và thật sự coi trọng vai trò, vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ; có quyết tâm chính trị cao, chỉ đạo triển khai thực hiện phải quyết liệt, đồng bộ; đồng thời chú trọng kiểm tra, giám sát, kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém để xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ hai, trong xây dựng tổ chức đảng, bên cạnh việc biểu dương, nhân rộng điển hình các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu, cần tập trung chỉ đạo các giải pháp thiết thực, cụ thể, hỗ trợ các tổ chức cơ sở đảng còn yếu kém phấn đấu vươn lên. Trong đó, chú trọng chấn chỉnh việc thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ và cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đề cao tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, xây dựng sự đoàn kết, thống nhất cao trong chi bộ, đảng bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên, nhằm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của tổ chức đảng ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Thứ ba, trong công tác cán bộ, cần giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, dân chủ, thực hiện đúng quy trình, quy định về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Cấp ủy, nhất là người đứng đầu, phải dành thời gian, công sức chăm lo xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ, thực hiện tốt công tác quản lý cán bộ, đảng viên nơi công tác và ở nơi cư trú, kịp thời phát hiện nhân tố tích cực để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt; kiên quyết thay thế những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, năng lực yếu, không hoàn thành nhiệm vụ được giao; xử lý nghiêm minh những cán bộ sai phạm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố, đơn vị, địa phương.

Thứ tư, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy về công tác cán bộ theo hướng bám sát cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân và của cán bộ, đảng viên cơ sở để đánh giá sát, đúng về cán bộ, qua đó phát hiện cán bộ có nhiều dư luận về phẩm chất, về năng lực để kịp thời điều chuyển, bố trí cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị, địa phương.

Thứ năm, bám sát thực tiễn thành phố, nhận thức sâu sắc yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ Tổ quốc, về vai trò, vị trí của thành phố để thực hiện công tác cán bộ. Mạnh dạn, chủ động, sáng tạo thực hiện những vấn đề mới về chủ trương, giải pháp, chính sách đối với công tác cán bộ. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nêu cao tinh thần trách nhiệm, cần phải có chính sách đãi ngộ hợp lý và xây dựng môi trường làm việc tích cực để bảo vệ cán bộ, giúp cán bộ an tâm công tác, học tập, rèn luyện và cống hiến.

Thứ sáu, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ có vai trò quan trọng trong việc tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ. Vì vậy, các cấp ủy cần thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và xây dựng, nâng chất đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, trung thực, công tâm, khách quan, trách nhiệm, có trình độ năng lực tham mưu cho cấp ủy trong công tác tổ chức, cán bộ.

Những đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong quá trình hoạt động, lãnh đạo cách mạng là những bài học vô cùng quý báu, vẫn còn nguyên giá trị thực tiễn trong công cuộc xây dựng Đảng bộ TP Hồ Chí Minh thực sự trong sạch, vững mạnh; xây dựng TP Hồ Chí Minh “Văn minh, hiện đại, nghĩa tình”.

Đầu đề là của Báo Nhân Dân.

---------------

Báo Nhân Dân, 25/06/2015

Tin liên quan

Yên Mỹ phát huy sức mạnh nội sinh

Yên Mỹ phát huy sức mạnh nội sinh

Huyện Yên Mỹ nằm ở phía bắc tỉnh Hưng Yên là vùng đất cổ giao lưu của ba vùng văn hóa: Xứ Đông, xứ Bắc và Sơn Nam. Nơi đây sản sinh nhiều danh nhân nổi tiếng của đất nước như Trạng nguyên Đỗ Thế Diên, Tể tướng Phạm Công Trứ, Nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Trung tướng Nguyễn Bình - Danh nhân quân sự Việt Nam. Đặc biệt là nhà chính trị Nguyễn Văn Linh. Lịch sử ghi nhận Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - người mở đường và có công lớn trong công cuộc đổi mới đất nước.
Những lần về thăm quê của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Những lần về thăm quê của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Dưới mái hiên nhà, ông Đặng Đình Được, người đã có tròn hai thập niên trông coi Khu tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh say sưa kể về chuyến thăm quê đầu tiên của người con kiệt xuất sinh ra từ mảnh đất Giai Phạm (Yên Mỹ, Hưng Yên). Ông Được bảo: Qua sáu lần về thăm Hưng Yên, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã để lại cho nhân dân những bài học giản dị mà sâu sắc về đạo đức người đảng viên, người làm cách mạng.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Kiên định thực tiễn để tiến lên

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Kiên định thực tiễn để tiến lên

Là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ Đổi mới, đồng chí Nguyễn Văn Linh có công lao to lớn khi cùng tập thể lãnh đạo của Đảng thiết kế và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đường lối đổi mới, xuất phát từ tổng kết thực tiễn sinh động trên nhiều lĩnh vực. Trong suốt 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn cho thấy hình ảnh của một nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo, luôn trăn trở tìm tòi trước những diễn biến mới của thực tiễn với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật” để tìm phương hướng tiến lên.
Nguyễn Văn Linh - Một nhà lãnh đạo đổi mới kiên định

Nguyễn Văn Linh - Một nhà lãnh đạo đổi mới kiên định

Không phải ngẫu nhiên mà tên tuổi đồng chí Nguyễn Văn Linh được gắn liền với hai chữ Đổi mới. Đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội lần thứ VI, mà Đại hội lần thứ VI là Đại hội đề ra đường lối đổi mới và mở đầu cho thời kỳ đổi mới. Đó là một cái lý. Song cái lý lại được chứng minh sâu sắc hơn nhiều, có tính thuyết phục hơn nhiều bởi hoạt động thực tiễn của đồng chí.