Coi trọng phát triển của báo chí

Báo chí xã hội chủ nghĩa là công cụ thông tin, giúp Nhà nước xã hội chủ nghĩa và Đảng cầm quyền giám sát mọi hoạt động xã hội, kể cả giám sát bộ máy nhà nước, cán bộ, đảng viên.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trả lời phóng viên báo Sài Gòn giải phóng qua vụ án Epco - Minh Phụng, đồng chí Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nói: “Phải thông qua thực hiện cơ chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe ý kiến của quần chúng, sự giám sát và phát hiện của đoàn thể nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan thông tấn báo chí để xây dựng Đảng”. Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí, đã khẳng định vai trò giám sát, phát hiện của báo chí trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Các vụ án lớn trước khi đổ bể, đưa ra xét xử, như Tamexco, Tân Trường Sanh, Epco - Minh Phụng, đã có ít nhất một hai lần được báo chí cảnh báo về lối làm ăn bất bình thường, lừa đảo. Các cán bộ, đảng viên suy thoái: Phạm Huy Phước, Phùng Long Thất, Phạm Nhật Hằng chắc chắn có không ít nhất hai, ba bài báo phanh phui, đặt câu hỏi. Nếu biết nghe ngóng dư luận, biết chú ý xem xét những phát hiện của báo chí, thì Ủy ban nhân dân và Quận ủy Tân Bình, Quận 3 (Thành phố Hồ Chí Minh) không để mất cán bộ, không phải chịu trách nhiệm về việc quản lý cán bộ và thất thoát lớn tài sản, kể cả uy tín Nhà nước.

Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc các cấp đều có tổ chức mạng lưới thu thập, nghiên cứu dư luận xã hội. Dư luận xã hội mới là những tin đồn, chưa có tác giả, địa chỉ. Báo chí góp ý hoặc viết về tiêu cực, biểu dương gương tốt... đều có tác giả, có địa chỉ. Đủ những yếu tố mà luật báo chí quản lý đề cập trách nhiệm. Người viết sai, hoặc với ý đồ xấu, vu khống, đều bị xử lý theo luật. Ngược lại, bài viết đúng, phanh phui một vụ tham nhũng lãng phí, tố giác một kẻ cửa quyền, lừa đảo, vụ án oan hoặc phát hiện một hành động anh hùng, một anh hùng... đều phải được các cơ quan quản lý chức năng xem xét.

Nếu là việc xấu nguy hại, phải ngăn ngừa, nghiêm trị. Nếu là việc tốt phải khen thưởng, minh oan. Nữ thương binh cựu chiến binh Đỗ Thị Kim Hồng hai mươi mấy năm đi tìm hàng nghìn mộ liệt sĩ, đồng đội, năm 1998 được Nhà nước tuyên dương Anh hùng, có công phát hiện không nhỏ của báo chí.

Đáng tiếc, có một số cán bộ, cơ quan quản lý, trong tay có đủ các loại báo chí, mà không đọc. Báo nói gì về ngành họ, về cơ quan, cán bộ dưới quyền họ, họ không biết. Hoặc có đọc thì vì bao che, vì “danh dự hão” họ cố tình cho qua, che giấu, im lặng. Một số cán bộ quay ra trù dập người viết bài tố cáo. Sinh thời, Bác Hồ đọc báo thấy gương tốt, tặng huy hiệu, thấy cái xấu chỉ thị cho làm rõ xử lý. Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh có mục “Những việc cần làm ngay” trên báo. Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và bây giờ là Thủ tướng Phan Văn Khải khi nghe báo chí phản ảnh những tiêu cực, đều có chỉ thị cho làm rõ, có biện pháp xử lý.

Việc làm của các đồng chí lãnh đạo đã trước hết trân trọng, coi trọng phát hiện của báo chí, dư luận, để tích cực ngăn ngừa, hạn chế thiệt hại, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Đảng và giáo dục cán bộ. Ngược lại, có một số cán bộ ở cấp bộ, ngành, có đọc, có nghe các bài báo nói về tiêu cực của ngành mình, cán bộ thuộc ngành mình quản lý, nhưng họ không quan tâm, hoặc vì lý do gì đó mà làm ngơ, im lặng đáng sợ, làm quần chúng nản lòng.

Có một giám đốc ở bộ N lợi dụng danh nghĩa cơ quan mua bán đất trục lợi, ba tờ báo phanh phui; cùng với cái sai phạm tài chính khác, công nhân, cán bộ cơ quan nọ tố cáo lên bộ. Bộ không xử lý, cho là không có gì. Công nhân viết đơn lên Văn phòng Chủ tịch nước, Ủy ban Thanh tra thành phố. Văn phòng Chủ tịch nước và Ban Thanh tra chuyển đơn về bộ chủ quản. Thế là hết, đâu lại vào đó. Mãi sau vài năm giám đốc nọ vì lợi riêng xây nhà cơ quan nửa tỉ đồng, không sử dụng đập bỏ đi, công nhân lại tiếc, tiếc cho việc lãng phí.

Báo Sài Gòn giải phóng lại đăng vụ việc này. Bí thư Thành ủy đọc được, chỉ thị làm rõ xử lý. Nhưng nửa năm rồi, chẳng ai làm rõ, xử lý. Thử hỏi tại sao lại có sự khinh thường báo chí? Hiệu lực của Nhà nước để đâu. Có còn sự nghiêm minh? Lòng tin của người dân vào bộ máy quản lý nhà nước thêm một lần sụt giảm. Ai là người chịu trách nhiệm?

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang có cuộc vận động tự phê bình và phê bình xây dựng Đảng, việc theo dõi dư luận và phát hiện trên báo; tiếp thu, xem xét xử lý một cách nghiêm túc, thật sự cầu thị, chính là thái độ đúng để bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ.

Đã không đọc báo, khi được cấp lãnh đạo chỉ thị làm rõ xem xét xử lý, còn không chấp hành, thế là kỷ cương phép nước không nghiêm. Đúng trách nhiệm, không giải quyết, đùn đẩy cũng là né tránh, không nghiêm túc. Đừng để những bài báo phát giác hay phanh phui tiêu cực rơi vào im lặng đáng sợ.

CAO PHI YẾN

-----------------------

Báo Nhân Dân, số 16051, ngày 17/6/1999.

Tin liên quan

Chiến khu Đ - Căn cứ địa cách mạng kiên cường của chiến trường miền Nam

Chiến khu Đ - Căn cứ địa cách mạng kiên cường của chiến trường miền Nam

Chiến khu Đ là căn cứ địa cách mạng kiên cường ở miền Đông Nam Bộ trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta. Nhân dịp tỉnh Đồng Nai triển khai đợt sinh hoạt truyền thống kỷ niệm 51 năm ra đời Chiến khu Đ (1946-1997) và 300 năm vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai (1698-1998), đồng chí Nguyễn Văn Linh lúc đó là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Bí thư Trung ương Cục miền Nam đã có bài viết về vùng đất lịch sử này.
Một bài học lớn

Một bài học lớn

Sau chín năm đánh Pháp với chiến thắng Điện Biên Phủ oanh liệt, chẳng những đế quốc Pháp mệt mỏi mà chính nhân dân ta bộ đội ta cũng mệt mỏi. Vì vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng, ta ký Hiệp định Geneva.